Khi hàm răng bị yếu, lung lay và dễ gãy rụng gây cho bạn cảm giác khó chịu khi ăn nhai, các răng còn lại sẽ bị xô lệch dẫn đến hàm răng bị lộn xộn, thưa dần gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Để giải quyết hiện tượng trên, biện pháp thông dụng nhất chính là làm cầu răng. Vậy làm cầu răng như thế nào?
Cầu răng là gì?
Làm cầu răng là một kỹ thuật giúp phục hình răng bằng một cầu nối các chụp răng giả lên cùi răng giúp quá trình ăn nhai tốt hơn và giúp ổn định các răng còn lại không bị xô lệch.
Quy trình làm cầu răng
Để tiến hành làm cầu răng, đầu tiên bác sĩ sẽ phải khám tổng quát để xem tình hình răng miệng của bạn như thế nào, có bị tổn thương hay mắc các bệnh về răng hay không, nếu không có vấn đề gì thì bác sĩ sẽ tiến hành các bước làm cầu răng cho bạn.
Sau đó bác sĩ sẽ chụp Xquang để kiểm tra cấu trúc cung hàm và răng của bạn, dựa trên kết quả thu được bác sĩ cùng khách hàng trao đổi có nên làm cầu răng hay không và mô tả các bước để bệnh nhân hình dung trước. Sau đó bác sĩ tiến hành gây tê để mài hai răng bên cạnh để cầu răng sẽ chụp lên cùi răng đó, tiến hành đo đạc để lấy mẫu răng phù hợp với khung hàm để thiết kế mẫu cầu răng cho tương thích với các răng bên cạnh.
Quy trình lắp cầu răng rất đơn giản nên bạn không cần phải băn khoăn liệu có ảnh hưởng gì đến thời gian, sức khỏe, hay
làm cầu răng có đau không nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo thời gian tồn tại lâu dài, bạn nên đi khám định kỳ để phòng tránh có những sai sót về sau. Đồng thời bạn nên chú ý đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống hằng ngày để chăm sóc sức khỏe răng miệng và đảm bảo thời gian tồn tại của cầu răng sứ được bền lâu hơn.
LIKE and Share bài viết này:
:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét