Nếu bạn đang đau đầu và vô cùng khó chịu với những gì do nhiệt miệng
mang lại thì hãy dành ra 5 phút để tham khảo bài viết ở dưới đây – Tổng
hợp từ A-Z cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả “siêu tốc” giúp làm giảm
và chấm dứt ngay những triệu chứng khó chịu do các tổn thương vùng niêm
mạc miệng mang lại.
Cách trị nhiệt miệng dứt điểm chấm dứt đau xót, khó chịu
Cách trị nhiệt miệng từ dân gian đã được kiểm chứng hiệu quả
Nhiệt
miệng có khởi nguyên là cơ thể bị nóng (nóng trong) do đó từ xa xưa,
ông cha ta đã sớm biết tận dụng các nguyên liệu tự nhiên để
trị nhiệt miệng ngay tại nhà. Cho đến nay, có rất nhiều giải pháp vẫn được lưu truyền và áp dụng, mang lại kết quả tích cực như:
==> Cách trị nhiệt miệng tại nhà với nhọ nồi (cây cỏ mực) + mật ong
Cây
cỏ mực hay dân gian còn gọi là cỏ nhọ nồi có tính mát, giảm nhiễm
trùng, kháng viêm rất tốt do đó bạn có thể dùng lá cây này đêm rửa sạch
với nước, tiếp đến giã nhừ rồi chắt lấy nước cốt, cho thêm 1 vài giọt
mật ong. Ngay sau đó, dùng tăm bông hoặc bông thấm vào nước này và bôi
lên chỗ bị nhiệt miệng.
Áp dụng
cách chữa nhiệt miệng tự nhiên
này 2-3 lần/ ngày sau khoảng 3 ngày bạn sẽ không còn thấy khó chịu do
các tổn thương trong miệng nữa (Có thể nhanh – chậm hơn tùy cơ địa, sự
thích ứng của mỗi người).
Chữa nhiệt miệng tại nhà với cây cỏ mực rất đơn giản
==> Cách trị nhiệt miệng hiệu quả bằng cách ngậm nước khế chua
Bạn
cần chuẩn bị 3-4 quả khế chua (vừa chợt chín) sau đó thái thành miếng
nhỏ rồi đem giã nát. Tiếp đến, cho vào nồi đổ ngập nước và đun sôi, khi
nước sôi thì đun thêm 5-10 phút nữa và tắt bếp. Chắt lấy nước cốt và
ngậm 1-2 lần/ ngày để trị nhiệt miệng.
==> Phương pháp trị nhiệt miệng với túi chè
Bạn
chuẩn bị 1 túi chè đen và pha với nước sôi sau đó lấy nước , thấm trực
tiếp vào vị trí bị nhiệt miệng (các tổn thương bề mặt) khoảng 3-4 lần/
ngày, các acidamin sẽ giúp làm lành các vết thương nhanh chóng đồng thời
chữa bệnh sâu răng tự nhiên.
Ngậm nước khế chua giúp các tổn thương niêm mạc miệng mau lành hơn
Các cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả – nhanh chóng & đơn giản
Bạn
có thể tận dụng rất nhiều nguyên liệu trong tự nhiên để làm giảm các
triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng mang lại. Trong đó, nên ưu tiên áp
dụng các
cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả sau đây.
==> Uống hoặc ăn bột sắn dây giúp trị nhiệt miệng hiệu quả
Sắn
dây là một trong số các thực phẩm giải nhiệt, làm mát cơ thể, thải độc
gan rất hữu hiệu đã được chứng minh bởi các nghiên cứu thực tế. Bạn có
thể áp dụng 1 trong 2 cách:
+ Pha 1-2 thìa bột sắn dây với nước
đun sôi để nguội, vắt thêm 1 chút nước chanh hoặc cho 1-2 lát chanh tươi
thái mỏng vào và thưởng thức (sau bữa ăn hoặc lúc không đói không no).
+ Dùng bột sắn dây để nấu, cho thêm chút đường để ăn giải nhiệt,
chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Uống bột sắn dây thanh nhiệt, giải độc – Cách trị nhiệt miệng hiệu quả
==> Cách chữa bệnh nhiệt miệng tự nhiên với lá húng chó
Đây
cũng là 1 trong số những cách được rất nhiều người áp dụng và cho kết
quả sau khoảng 4-5 ngày thực hiện. Rất đơn giản như sau: bạn lấy vài lá
cây hung chó, rửa sạch và cho vào miệng cùng với vài hạt muối trắng rồi
nhai nhỏ, nhai nát thì nhấp vài ngụm nước lạnh. 1 ngày làm từ 4-5 lần
các tổn thương sẽ mau lành đồng thời giúp hơi thở thơm mát hơn.
==>
Cách trị nhiệt miệng đơn giản bằng nước rau ngót
Rau ngót có tính mát do đó thường được dùng như một bài thuốc thiên nhiên,
cách chữa nhiệt miệng lở miệng tại nhà.
+ Lấy 1 ít lá rau ngót rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước cốt
+ Cho thêm 1 chút mật ong và trộn thật đều
+ Thoa trực tiếp lên vết nhiệt miệng ngày 3-4 lần
+ Bạn cũng có thể uống nước rau ngót, mật ong song nên uống sau bữa ăn, ngày 1 lần.
Dùng rau ngót cũng là cách trị nhiệt miệng tự nhiên cực hiệu quả
Những lưu ý KHÔNG THỂ BỎ QUA khi muốn trị nhiệt miệng
Bạn cần nhớ rõ: Trước khi áp dụng bất kì
cách trị nhiệt miệng
nào thì việc làm tiên quyết mà bạn cần chú ý đó chính là giữ vệ sinh
răng – miệng, chăm sóc vùng này đúng cách, uống nhiều nước để giữ ẩm cho
miệng, tránh các đồ ăn nóng, sinh nhiệt và nên ưu tiên ăn nhiều hoa quả
tươi, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng
cho cơ thể giúp các tổn thương mau lành hơn.
Trong trường hợp các
tổn thương lan rộng, ăn sâu vào niêm mạc bạn cần gặp bác sĩ để được thăm
khám, kê đơn thuốc cũng như hướng dẫn cách chăm sóc để chữa trị bệnh
hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, để phòng tránh các bệnh về răng – miệng bạn nên thường xuyên thăm khám răng – miệng định kì tại
nha khoa thẩm mỹ uy tín để sớm phát hiện, kiểm soát các bệnh liên quan hoặc điều trị kịp thời và hiệu quả.
Dùng rau ngót cũng là cách trị nhiệt miệng tự nhiên cực hiệu quả
Hi vọng với những cách chữa trị nhiệt miệng mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi sự “bám riết” của triệu chứng phiền toái này.
Chúc các bạn thành công!
TÌM HIỂU THÊM:
LIKE and Share bài viết này:
:
Bị nhiệt miệng , là tình trạng: Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc vài đốm trắng hơi mọng nước, vài ngày sau gần như đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần có khi tới 10 mm, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và giao tiếp, nếu không có biến chứng loét tự lành rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Trả lờiXóaNhiều người rất hay bị nhiệt miệng, chữa rất nhiều nhưng không hiệu quả, từ đơn giản như: ăn thứ mát, uống thuốc bổ, khẩu viêm thanh, nhiệt miệng PV, bôi thuốc kamistat, đến khám bác sĩ, bệnh viện…. nhiều trường hợp chữa mãi không khỏi, đành chấp nhận sống chung với bệnh.
Cách chữa nhiệt miệng rất hiệu quả là: Bôi thuốc tạo thành màng che phủ bảo vệ vết loét khỏi tác động của nước bọt và thức ăn, đồng thời thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng tự miễn.
Thuốc có tác dụng tạo màng ngăn cách ổ loét với nước bọt và ngăn chặn phản ứng kháng nguyên-kháng thể trong cơ chế bệnh tự miễn vì nhiệt miệng là một bệnh tự miễn. Thuốc gồm 4 loại (Sunfamethoxazon, Trimethoprim, Serathiopeptid và chất tạo màng), thuốc vào trong miệng gặp nước bọt tạo thành màng, màng này tồn tại từ 6-8 giờ, cho nên cứ 6-7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng bảo vệ vết loét. Do tạo màng che phủ (tương tự băng bó vết thương) nên vết loét nhanh lành
Thực tế đã kiểm chứng: Sau 6-7 lần bôi thuốc là bắt đầu lành vết loét, đặc biệt sau 1-2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót (do thuốc tạo màng ngăn). Tiếp tục bôi thuốc khi bệnh tái phát (do bệnh tái phát từng đợt cho nên chỉ bôi thuốc khi có viêm loét), bệnh tái phát thưa dần, mỗi đợt nhẹ đi một ít, rồi khỏi hẳn sau 6-7 đợt bôi thuốc.
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại http://nhietmieng999.blogspot.com/
Bác sĩ: Đỗ Hữu Thảnh
Phản hồi xin gửi về: ĐT: 02283 926 483 – 01674 198 250. Email: thanh.do52@gmail.com